Màu Xanh rừng Pù Hoạt.

PHO
Nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Pù Hoạt có những cánh rừng nguyên sinh tiêu biểu với hàng ngàn loài động, thực vật quý hiếm. Rừng Pù Hoạt có giá trị đặc biệt về thiên nhiên, đồng thời là mẫu chuẩn hệ sinh thái

 Ngày 23/6/2013, Sở NN-PTNT Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quế Phong công bố quyết định số 340/QĐ-UBND về việc chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quế Phong thành Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý 85.761,43 ha rừng và đất lâm nghiệp (diện tích rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừng phòng hộ 51.171,54 ha) trên địa bàn 9 xã (Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn). Theo đánh giá, rừng Pù Hoạt có tính đa dạng sinh học cao với 800 loài thực vật, trong đó có hơn 30 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, bao gồm nhiều loại cây giá trị như trai, sến mật, táu mật, chò chỉ, tô hạp, pơ mu...; đáng chú ý là quần thể sa mu có đường kính trung bình trên 1,5-2m, cao trên 45m, đặc biệt có cây đường kính rộng đến 2,8m, cao trên 50m. Động vật rừng ở Pù Hoạt cũng đa dạng không kém với hàng trăm loài có xương sống thuộc 4 lớp: Thú quý hiếm có voi, hổ, báo hoa mai, báo gấm…

Về chim, có gà tiền mặt vàng, gà lôi trắng, công, hồng hoàng, cao cát bụng trắng. Về bò sát có rùa núi viền, rùa hộp trấn vàng, rùa đầu to, rùa đất, hổ mang, trăn gấm, trăn đất... Do diện tích quản lý chủ yếu là vùng sâu, vùng xa (giáp ranh biên giới Việt - Lào, tỉnh Thanh Hóa và huyện Tương Dương, Nghệ An), địa hình đi lại hiểm trở, nhiều tuyến đường bị chia cắt nên công tác bảo vệ, phát triển rừng gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, để phục vụ cho các dự án quy mô (công trình thủy điện, dự án đường tuần tra biên giới...), hàng ngàn hộ dân buộc phải di dời theo diện tái định cư. Tuy nhiên do bất đồng về ngôn ngữ khi chuyển đến nơi ở mới, phong tục tập quán lại có nhiều điểm khác biệt, sâu xa hơn là thiếu quỹ đất trầm trọng để sản xuất nên có không ít gia đình lại lục đục quay về. Để kiếm kế sinh nhai, họ không ngần ngại xâm chiếm đất rừng, điều này khiến cho áp lực bảo vệ và phát triển vốn rừng của BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt càng nặng nề thêm. Hàng loạt khó khăn, thách thức bủa vây nhưng tập thể cán bộ, nhân viên của BQL vẫn luôn giữ vững niềm tin, cùng chung tay góp sức, nỗ lực hết sức mình để gìn giữ màu xanh của rừng. “Dù mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng nhờ được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT và chính quyền địa phương nên mọi thứ đã dần đi vào ổn định. Công tác xã hội hoá nghề rừng ngày càng rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tương đối ổn định. Sự vào cuộc của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất”, ông Nguyễn Danh Hùng, Giám đốc BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt khẳng định. Trong 9 tháng đầu năm 2015, các trạm quản lý, bảo vệ rừng đã xây dựng hiệu quả phương án quản lý rừng ngay tại gốc, phân công cụ thể diện tích từng lô, khoảnh cho mỗi cá nhân để nâng cao trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó, đơn vị còn chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ rừng của các thôn, bản, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động bà con vùng đệm tích cực tham gia bảo vệ rừng và tố giác các đối tượng có hành vi xâm hại. Đơn vị đã tổ chức hơn 200 đợt tuần tra truy quét bảo vệ rừng tại gốc, phối hợp với lực lượng biên phòng, công an bắt giữ nhiều đối tượng khai thác rừng trái phép. Sau khi phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2015 được Sở NN-PTNT phê duyệt, lãnh đạo khu bảo tồn đã nhanh chóng triển khai rộng rãi, yêu cầu các tiểu ban, các trạm xây dựng phương án cụ thể. Kết quả là thành lập được 9 tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng gồm 510 người, ký cam kết phòng cháy chữa cháy rừng đối với 1.988 hộ dân trong vùng đệm thuộc 9 xã. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp hiệu quả với cấp uỷ, chính quyền thôn bản, nhân dân nên đã không có hiện tượng cháy rừng xảy trên địa bàn...... Đọc thêm tại:

lên đầu trang