Nét đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

PHO
(TN&MT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt nằm trên địa bàn 9 xã thuộc huyện vùng biên Quế Phong (tỉnh Nghệ An), gồm xã Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn. Đây là Khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học rất cao ở miền Tây xứ Nghệ với các loại động, thực vật vô cùng đa dạng, phong phú.

 Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích quy hoạch gần 86 nghìn héc ta; trong đó, quy hoạch rừng Đặc dụng hơn 34 nghìn héc ta, quy hoạch rừng phòng hộ trên 51 nghìn héc ta. Có đến hơn 26 nghìn héc ta phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện, đã xác định được 2.425 loài thực vật rừng và dưới loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá thông; Thông đất; Cỏ tháp bút; Dương xỉ; Thông và Ngọc lan. Trong đó, có 129 loài và dưới loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam; Có 112 loài, Danh mục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP với 25 loài và IUCN (2017) là 15 loài.

Đặc biêt, đã mô tả 4 loài mới cho khoa học là Trà hoa vàng Nghệ An; Trà hoa vàng Pù Hoạt; Gừng Vũ Quang; Xuyến thư Pù Hoạt. Bổ sung 8 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Gừng quả trần; Gừng hoa cong xuống; Sa nhân nhẵn; Gừng lá bắc cong; Gừng lá bắc cựa; Huyết rồng Pù Hoạt; Lãnh công quảng cây và Nhọc trái khớp Pù Hoạt.

Ngoài ra, còn ghi nhận 10 loài gần đây mới được công bố cho khoa học và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam phân bố ở Pù Hoạt gồm Giác đế bân; Gừng trung bộ; Gừng lá sáng bóng; Riềng nhiều hoa; Sa nhân; Gừng ottensi; Sa nhân quế; Nô Vũ Quang; Chân danh; Bế Pù Hoạt.

Khu BTTN Pù Hoạt cũng đã xác định được 713 loài động vật rừng, thuộc 132 họ, 41 bộ. Trong đó, lớp Thú Mammalia gồm 134 loài, 31 họ, 12 bộ; Lớp Chim Aves có 379 loài, 59 họ, 18 bộ; Lớp Bò sát Reptilia có 64 loài, 15 họ, 2 bộ; Lớp Lưỡng cư Amphibia có 55 loài, 7 họ, 2 bộ; Lớp Cá vây tia Chordata gồm 81 loài, 20 họ, 7 bộ. Có 169 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, có 83 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 108 loài trong Sách Đỏ thế giới (IUCN, 2021), 121 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP và 42 loài trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.

Trong Khu bảo tồn có một số loài Thú lớn quý hiếm ghi nhận lại tại khu vực Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm: Hổ; Gấu ngựa; Gấu chó; Cầy giông; Cầy giông sọc; Cầy mực; Chà vá chân nâu; Beo lửa; Báo gấm; Lợn rừng; Hoẵng; Bò tót; Sơn Dương; Thỏ vằn; Mang lớn, Mang Pù Hoạt; Sao la,...

Một số loài Chim đặc hữu, quy hiếm và có giá trị kinh tế ghi nhận lại ở Khu BTTN Pù Hoạt so với kết quả điều tra năm 1997 bao gồm Trĩ sao; Gà lôi vằn; Gà tiền mặt vàng; Công; Hồng hoàng; Niệc nâu; Niệc cổ hung; Niệc mỏ vằn; Bói cá lớn; Chích chòe lửa,...

Một số loài Bò sát, Lưỡng cư đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế ghi nhận lại ở Khu BTTN Pù Hoạt so với kết quả điều tra năm 1997 bao gồm Cóc mày pù hoạt; Cá cóc thái; Rùa to đầu; Ba ba trơn; Rùa đất lớn; Rùa núi vàng; Rùa sa nhân; Rùa hộp trán vàng; Tắc kè hoa; Rồng đất; Rắn hổ chúa; Rắn cặp nong; Cóc rừng; Ếch trơn; Ếch gai sần,...

Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Vượn đen má trắng.

Sóc đen ghi nhận tại khe Phà Lài, xã Tri Lễ.

Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới.

Rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới.

Cây sa mu dầu cổ thụ trong Khu BTTN Pù Hoạt.

Gài đặt bẫy ảnh để điều tra điểm tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ.

Chim mào vàng tại khu vực Huổi Cum, xã Tri Lễ.

Chích chòe lửa tại khe Nậm Poọng, xã Thông Thụ.

Quần thể Sa mu dầu nhìn từ trên cao.

Tuần tra, bảo vệ rừng tại Khu BTTN Pù Hoạt.

Các cán bộ trong Khu BTTN Pù Hoạt tiến hành tuần tra thường xuyên với những chuyến đi kéo dài hàng chục ngày trong vùng lõi.

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

dttg.baotainguyenmoitruong.vn/net-da-dang-sinh-hoc-o-khu-bao-ton-thien-nhien-pu-hoat-330938.html#:~:text=%C4%90%C3%A2y%20l%C3%A0%20Khu%20b%E1%BA%A3o%20t%E1%BB%93n,tr%C3%AAn%2051%20ngh%C3%ACn%20h%C3%A9c%20ta.

 Sưu tầm: NVC

lên đầu trang