Đa dạng các loài thực vật Một lá mầm (Monocotyledons) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

PHO

 Ngày 19/12/2017 Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đã có Quyết định số 1161/QĐ-SNN-QLKTKHCN về việc phê duyệt Báo cáo kết quả điều tra các loài thực vật Một lá mầm (Monocotyledons) tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Điều tra, khảo sát tính đa dạng thành phần loài và đánh giá hiện trạng phân bố các loài thực vật Một là mầm, đặc tính sinh thái của một số loài quý hiếm, đồng thời xây dựng hệ thống danh lục các loài thực vật Một lá mầm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững.

Điều tra ngoại nghiệp trên diện tích quản lý đơn vị: 85.761,43 ha. Trong đó đã tiến hành điều tra với tổng số 28 tuyến (tổng chiều dài tuyến trên 168,133 km) với tổng diện tích diện tích trên 2.000ha.

Kết quả điều tra

Qua quá trình thực hiện nghiên cứu, đã tiến hành điều tra với tổng số 28 tuyến với tổng chiều dài 168,133km, đã thu thập được 1.000 mẫu vật của 300 loài thực vật 1 lá mầm ở các tuyến điều tra, đồng thời lập 32 ô tiêu chuẩn trên các tuyến nhằm mục đích đánh giá mức độ phân bố của các loài trong khu vực nghiên cứu. Xây dựng hoàn thiện hệ thống danh lục các loài thực vật Một lá mầm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Xây dựng được bộ tiêu bản cho 300 loài Một lá mầm đã được ghi nhận với 1.000 tiêu bản.

Đa dạng thành phần loài thực vật Một lá mầm tại Khu BTTN Pù Hoạt

Kết quả điều tra ghi nhận được có 300 loài Một lá mầm gồm có 142 chi và 31 họ phân bố trong khu vực nghiên cứu, được sắp xếp theo hệ thống của Brummitt 1992.

So với danh lục cũ đã công bố về thành phần loài Một lá mầm tại Khu BTTN Pù Hoạt đến thời điểm hiện tại là 300 loài, thuộc 142 chi của 31 họ, so với công trình đã được nghiên cứu trước đó năm 2013 là 120 loài và năm 2016 là 101 loài. Như vậy, khi được điều tra đầy đủ thì thành phần loài thực vật một lá mầm Khu BTTN Pù Hoạt đã được hoàn thiện và bổ sung thêm, làm phong phú và khẳng định mức độ đa dạng cao của các loài thực vật một lá mầm tại đây. Cụ thể như sau:

+ Về bậc chi trong họ thì 18 họ có 1 chi (chiếm 12,68%) tổng số chi; 4 họ có 2 chi chiếm 5,63%; 1 họ có 3 chi chiếm 0,70%; 3 họ từ 6-9 chi chiếm 15,49%; 4 họ từ 11 đến 16 chi chiếm 38,03% và 1 họ 37 chi chiếm 26,06%.

+ Về bậc loài trong họ thì 8 loài có 1 họ; 7 họ có 2 loài; 4 họ có 3 loài; 3 họ có từ 4-10 loài; 4 họ có 13-18 loài; 4 họ có từ 27-35 loài và 1 họ có 56 loài.

Đa dạng về dạng thân

Kết quả nghiên cứu về dạng thân của các loài thực vật Một lá mầm ở Khu BTTN Pù Hoạt Nghệ An, dựa vào tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” (2000), đã phân chia dạng thân của các loài thực vật trong lớp Hành thành 4 dạng thân chính. Cụ thể như sau:

- Biểu dạng thân của các loài thực vật Một lá mầm ở Khu BTTN Pù Hoạt

Biểu dạng thân của các loài thực vật Một lá mầm ở Khu BTTN Pù Hoạt
TTDạng ThânSố loàiTỷ lệ %
1Thân bụi (Bu)124
2Thân Gỗ (G)124
3Leo trườn (Lp)4113.67
4Thân Thảo (Th)23578.33
Tổng
300100

Qua biểu cho thấy thấy, trong các dạng thân trên thì cây thân thảo chiếm ưu thế với 235 loài (chiếm 78,33%) chủ yếu thuộc các họ Ráy (Araceae), Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae),…; cây leo trườn với 41 loài (chiếm 13,67%) thuộc các họ Cau dừa (Arecaceae), Củ nâu (Dioscoreaceae), Bách bộ (Stemoneaceae),…; nhóm cây gỗ và cây bụi cùng với 12 loài chiếm 4,00% thuộc các họ Lúa (Poaceae), Cau dừa (Arecaceae),…; Các kết quả trên đã góp phần định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật một lá mầm nói riêng và toàn bộ hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt.

Đa dạng về giá trị sử dụng

Ngoài giá trị sử dụng cho tinh dầu thì các loài nghiên cứu trên còn có các giá trị sử dụng khác như làm thuốc, ăn được, làm gia vị, cho gỗ,… Trên cơ sở các thông tin đã có như Từ điển cây thuốc, 1900 loài cây có ích, Danh lục các loài thực vật Việt Nam,… và phỏng vấn người dân trong quá trình điều tra. Các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An được xếp vào 9 nhóm giá trị sử dụng khác nhau.

- Biểu giá trị sử dụng của các loài thực vật một lá mầm ở Pù Hoạt

Biểu giá trị sử dụng của các loài thực vật một lá mầm ở Pù Hoạt
TTGiá trị sử dụngSố loài*Tỉ lệ %
1Cây làm thuốc11237.33
2Cây cho gỗ62
3Cây ăn được279
4Cây làm cảnh5317.67
5Cây cho tinh dầu4113.67
6Cây làm thức ăn gia súc289.33
7Cây cho sợi62.00
8Cây đan lát72.33
9Cây cho gia vị72.33

 *Một loài có thể cho 01 hoặc nhiều giá trị sử dụng

Như vậy, với 178 loài đã xác định được giá trị sử dụng chiếm 59,33% tổng số loài. Trong đó một loài có thể cho 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Nhóm cây làm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất với 112 loài chiếm 37,33% tổng số loài; tiếp đến là nhóm cây làm cảnh với 53 loài chiếm 17,67% tổng số loài; nhóm cây cho tinh dầu với 41 loài chiếm 13,67%; nhóm cây ăn được và làm thức ăn gia súc với 27 và 28 loài; các nhóm cây cho gỗ, cây cho sợi và cây đan lát với 7 và 6 loài.

Đa dạng về nguồn gen hiếm

Hệ thực vật Một lá mầm ở Khu BTTN Pù Hoạt nói chung phải chịu nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh. Đó là nạn phá rừng, chặt gỗ làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi,…mà hậu quả của nó là diện tích rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài bị tuyệt chủng có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng. Theo “Sách Đỏ Việt Nam, 2007” đã thống kê được 15 loài (chiếm 5,00% tổng số loài) thực vật một lá mầm trong khu hệ này đang bị đe dọa tuyệt chủng.

- Biểu Thống kê các loài thực vật một lá mầm đang bị đe dọa ở Pù Hoạt

Biểu Thống kê các loài thực vật một lá mầm đang bị đe dọa ở Pù Hoạt
TTTên Khoa họcTên Việt NamHọMức đe dọa
1Acorus macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Y. K.Li Thủy xương bồ lá to Acorceae EN
2Homalomena gigantea Engl.Thiên niên kiện lá to AraceaeVU
3Disporopsis longifolia CraibHoàng tinh cáchConvallariaceaeVU
4Ophiopogon tonkinensis RodrXà bi bắc bộConvallariaceaeVU
5Peliosanthes teta AndrSâm cauConvallariaceaeVU
6Dioscorea collettii Hook.fNần nghệDioscoraceae EN
7Curculigo orchioides Gaertn.Ngải cauHypoxidaceaeEN
8Anoectochilus setaceus Blume Lan kim tuyếnOrchidaceaeEN
9Dendrobium chrysanthum Lindl.Ngọc vạn vàngOrchidaceaeEN
10Smilax petelotii T. Koyama Kim cang petelotSmilacaceaeCR
11Smilax poilanei Gagnep.Kim cang poilaneSmilacaceaeCR
12Smilax elegantissima Gagnep.Kim cang tán không cuốngSmilacaceaeVU
13Stemona pierrei Gagnep.Bách bộ piereStemonaceaeVU
14Tacca integrifolia Ker-Gawl.Ngải rơm Taccaceae VU
15Paris polyphylla SmithTrọng lâu nhiều lá Triliaceae EN

Kết quả cho thấy có 15 loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm ở Khu BTTN Pù Hoạt được đề cập tới trong Sách Đỏ Việt Nam. Trong đó có 2 loài rất nguy cấp (CR) là Kim cang petelot (Smilax petelotii T. Koyama) và Kim cang poilan (Smilax poilanei Gagnep.); 6 loài nguy cấp (EN) và 7 loài sẽ nguy cấp (VU).

Một số hình ảnh đa dạng thực vật Một lá mầm:

Bảy lá một hoa

Cau chuột trung bộ

Mây

Hoa trứng nhện

Sa nhân giác

Lê Xinh (Tổng hợp)

  • Là một Đơn vị mới được thành lập, nguồn cơ sở dữ liệu về lý lịch rừng còn đang thiếu hụt. Trong thời gian qua, Đơn vị đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn và từng bước đưa hoạt động nghiên cứu khoa học thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
lên đầu trang