Đánh giá hiện trạng và dự báo môi trường sống phù hợp của loài Sa mu dầu Cunninghamia konishii dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

PHO
Sa mu dầu Cunninghamia konishii Hayata là một loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và giá trị thương mại trong rừng tự nhiên. Ông Nguyễn Văn Sinh (Giám đốc KBTTN Pù Hoạt) khẳng định: “Những nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga (Bộ Quốc phòng) đã và đang thực hiện sẽ mở ra những triển vọng lạc quan trong công tác bảo tồn và phát triển những loài cây quý hiếm”.

 Ở Việt Nam, Sa mu dầu mọc tự nhiên và hình thành các quần thể gần thuần như loài hoặc hỗn giao với cây lá rộng, rừng thông ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. Trong những thập kỷ qua, cùng với khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác động của con người ở các khu rừng nhiệt đới đã làm suy thoái nghiêm trọng môi trường sống tự nhiên của loài C. konishii.

Sa mu dầu Cunninghamia konishii Hayata (Ảnh: Vũ Đình Duy - Viện STNĐ)

Cho đến nay, nghiên cứu về Sa mu dầu chủ yếu tập trung vào đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây con, đặc trưng di truyền và thành phần hóa học của tinh dầu; tuy nhiên, còn thiếu các nghiên cứu về điều kiện sinh thái và phân bố địa lý của loài trên quy mô rộng. Trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Ứng dụng phương pháp thông tin địa lý và kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ phát triển loài Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái Nhiệt đới và Trường Đại học Lâm nghiệp đã đề xuất sử dụng kỹ thuật MaxEnt (maximum entropy) để dự báo khả năng phân bố của loài Sa mu dầu. Các tiếp cận này có thể áp dụng cho mọi đối tượng là động thực vật rừng tự nhiên phục vụ dự báo và mô hình hóa môi trường sống của chúng.

Môi trường sống của Sa mu dầu vào năm 2050, 2070 theo các kịch bản biến đổi khí hậu

Công tác dân vận tại Quế Phong - một địa danh nổi tiếng những cánh rừng Sa mu dầu gần biên giới Việt Nam - Lào

Ông Nguyễn Văn Sinh (Giám đốc KBTTN Pù Hoạt) khẳng định: “Những nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga (Bộ Quốc phòng) đã và đang thực hiện sẽ mở ra những triển vọng lạc quan trong công tác bảo tồn và phát triển những loài cây quý hiếm”.

Bằng phương pháp mô hình hóa điều kiện sinh thái thích hợp của loài, nhóm nghiên cứu đã đánh giá khu vực phân bố tiềm năng của loài Sa mu dầu trong điều kiện khí hậu hiện tại và tương lai. Kết quả mô phỏng chỉ ra vùng thích hợp trên toàn miền bắc Việt Nam có tổng diện tích 1.509,56 km2, trong đó: diện tích phù hợp cao chiếm 7,9%. Tuy nhiên, phân tích theo mô hình khí hậu CCSM4, diện tích này sẽ giảm xuống gần một nửa vào năm 2070 dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu RCP 2.6.

Hoạt động phối hợp với Viện Sinh thái Nhiệt đới - TTNĐVN và Trường ĐH Lâm Nghiệp (Đồng Nai) trong hướng dẫn sinh viên

Đề tài bước đầu cung cấp một cơ sở khoa học vô cùng quan trọng và cấp thiết cho các nhà quản lý, các Sở - Ban – Ngành, địa phương, hỗ trợ đề xuất các khu vực nhân nuôi Sa mu dầu trong điều kiện tự nhiên, khẳng định sự lâu dài trong bảo tồn nguồn gen các loài quý hiếm, góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng rộng rãi chọn vùng phân bố cây lâm nghiệp đạt năng suất cao vào việc quy hoạch môi trường sống cho loài.

Đối với tổ chức chủ trì, thông qua thực hiện đề tài đơn vị có thêm cơ sở dữ liệu về phát triển nguồn gen, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ nghiên cứu, cơ hội được hợp tác và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu, bổ sung thông tin vùng thích nghi sinh thái, bản đồ phân vùng thích nghi sinh thái cho loài đáp ứng với biến đổi khí hậu, cũng như mức độ đa dạng nguồn gen, góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng.

Tin bài và ảnh: Phạm Mai Phương

Nguồn tài liệu:

Đề tài cấp Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga: “Ứng dụng phương pháp thông tin địa lý và kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ phát triển loài Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) ở Việt Nam”.

Bộ bản đồ hiện trạng phân bố, bản đồ mô hình sinh thái tiềm năng của loài Sa mu dầu (tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000) tại 4 quần thể tỉnh Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An.

Mai Phuong Pham, Tran Viet Ha, Dinh Duy Vu, Quoc Khanh Nguyen, & Shah, S. N. M. (2021). Phylogenetics of native conifer species in Vietnam based on two chloroplast gene regions rbcL and matK. Czech Journal of Genetics and Plant Breeding, 57(2), 58-66.

Mai Phuong Pham, Dinh Duy Vu, Shah, S. N. M., Quoc Khanh Nguyen, Nguyen, T. T. Nga, & Tong Thi Hanh (2021). Evaluation of land suitability for Cunninghamia konishii Hayata (Cupressaceae) planting in Vietnam. Geography, environment, sustainability, 14(2), 63-73.

Nguyen Thanh Tuan, Ilaria Gliottone, Mai Phuong Pham, Dinh Duy Vu (2021). Current and future habitat suitability map of Cunninghamia konishii Hayata under climate change in Northern Vietnam. European Journal of Ecology, 7.2, 2021, pp. 1-17.

lên đầu trang