Giám sát 2 loài Linh trưởng quý hiếm Vượn má trắng và Voọc xám tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

PHO

 1.Tính cấp thiết

Động vật nói chung và các loài linh trưởng nói riêng là một thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Cuộc sống của động vật trong đó có các loài linh trưởng gắn liền với hiện trạng rừng và là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái. Phần lớn các loài linh trưởng ăn thức ăn thực vật, góp phần chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái và phát tán các loài thực vật khi di chuyển và kiếm ăn. Linh trưởng mang lại nhiều giá trị cho con người như phục vụ nghiên cứu y sinh học, cung cấp thực phẩm, dược phẩm… Do vậy, các loài linh trưởng được quan tâm đặc biệt trong trong công tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam.

Bộ Linh trưởng (Primates) ở Việt Nam có 25 loài và phân loài khác nhau thuộc 3 họ là: Culi (Loridae), Khỉ (Cercopithecidae) và Vượn (Hylobatidae), trong số đó, có 7 loài và phân loài là đặc hữu cho Việt Nam (Nadler, 2010). Hiện nay, có 23 loài linh trưởng phân bố ở Việt Nam có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) và Danh Lục Đỏ IUCN (IUCN, 2014). (Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài Vượn cao vít (Nomascus nasutus) được xem là phân loài của loài Vượn đen (N. concolor); loài Vượn má vàng trung bộ (Nomascus annamenssis) chưa được tách khỏi loài Vượn má vàng (Nomascus gabriellae), loài Voọc xám được có tên khoa học là Trachypithecus barbei). Có 4 loài thuộc danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới (Mittermeier et al., 2013). Tất cả các loài linh trưởng đều được đưa vào Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ và trong các Phụ lục I và II của Công ước Quốc tế về Buôn bán các loài bị đe doạ (CITES Secriate, 1999).

Tại Khu BTTN Pù Hoạt, theo số liệu thống kế trong Danh lục động vật năm 2013 của đơn vị Khu BTNT Pù Hoạt trong tổng số 589 loài thì Bộ Linh trưởng có 8/598 loài, đặc biệt trong đó có 2 loài linh trưởng quý hiếm đang đứng trước tình trạng sẽ nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam và bậc nguy câp trong sách đỏ thể giới đó là Voọc xám và Vượn má trắng.

Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) được xếp vào bậc ‘Sẽ nguy cấp – VU” trong Sách Đỏ Việt Nam (dưới tên T. barbei); bậc “Nguy cấp – EN” trong Danh lục Đỏ IUCN (IUCN, 2014) (dưới tên T. phayrei) và nhóm IB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Voọc xám chỉ phân bố ở Thái Lan, Vân Nam (Trung Quốc), Lào và ViệtNam. Ở Việt Nam, loài này hiện chỉ phân bố ở một số tỉnh từ vùng Tây Bắc đến Nghệ An với các quần thể nhỏ và đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng cá thể rất cao do tình trạng săn bắn và mất sinh cảnh (Nadler, 2010, Nadler et al. 2014). Điều đó cho thấy, bảo tồn Voọc xám đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Vượn đen má trắng (danh pháp khoa học: Nomascus leucogenys) là loài vượn bản địa của Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam thuộc Trung Quốc . Loài này có quan hệ họ hàng gần gũi với loài Nomascus siki. Các con cái của hai loài này hầu như không phân biệt với nhau. Bộ gen của N. leucogenys đã được lập trình tự và công bố năm 2011. Tại Nghệ An, một quần thể 455 con vượn đen má trắng gồm nhiều đàn nhỏ đã được phát hiện năm 2011 tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, Việt Nam, gần biên giới với Lào. Quần thể này nằm cách xa khu dân cư và chiếm 2/3 số lượng vượn đen má trắng tại Việt Nam. Tính đến năm 2011, số lượng vượn má trắng đã giảm hơn 80% trong 45 năm. Theo số liệu mà CI thu thập được, chỉ có khoảng 200 đàn trên lãnh thổ Việt Nam. Vượn má trắng là loài đặc hữu khu vực, nó phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Trong đó, ở Trung Quốc loài này gần như đã tuyệt chủng. Loài vượn má trắng không có nhiều giá trị kinh tế nhưng có giá trị lớn về mặt khoa học. Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2013 và phỏng vẫn người dân tại xã Hạnh Dịch, Thông Thụ những khu vực giáp biên giới Việt Lào trong phạm vi quản lý của BQL Khu BTTN Pù Hoạt cũng có sự xuất hiện của loài này.

Trước thực trạng cấp thiết của 2 loài có giá trị khoa học trên để bảo tồn các nguồn gene quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học chung cho Khu DTSQ Miền Tây Nghệ An và Việt Nam. BQL Khu BTNT Pù Hoạt xin đề xuất thực hiện chương trình “kiểm đếm và giám sát quần thể Voọc xám và Vượn má trắng tại Khu BTTN Pù Hoạt” nhằm xác định hiện trạng quần thể làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn bền vững quần thể Voọc xám và Vượn má trắng ở Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

2. Sự phù hợp của hoạt động đối với các tiêu chí của dự án

– Chương trình giám sát quần thể Voọc xám và Vượn đen má trắng sẽ giám sát vị trí, số lượng của loài ở Khu BTTN Pù Hoạt trên các tuyến giám sát và là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển loài nguy cấp quý hiếm trước thực trạng săn bắt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

Từ kết quả thống kê giám sát lập báo cáo cụ thể về số lượng và phân vi hoạt động của loài, phân vùng sinh cảnh sống đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài trong Khu bảo tồn.

Quy mô và phạm vi tác động đến tất cả các thôn bản, thuộc 03/09 xã trong phân vùng quản lý đơn vị, cụ thể xã: Nậm Giải Hạnh Dịch và Thông Thụ, thuộc huyện Quế Phong.

3. Tính bền vững

Nhiệm vụ bảo tồn là nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị BQL Khu BTTN Pù Hoạt, những thành quả của chương trình sẽ giúp cho đơn vị nắm được đặc điểm tình hình 2 loài quý hiếm trên của đơn vị và những tác động đến tài số lượng loài, từ đó tiếp tục xây dựng các phương án quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả.

Hoạt động này được triển khai sẽ phát huy được hiệu quả lâu dài, ngay cả sau khi kết thúc dự án cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt thiết lập và tiến hành chương trình giám sát các loài động quý hiếm trên. Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn những mối đe dọa trực tiếp do săn bắn bất hợp pháp, các trường hợp vi phạm khác trong khu bảo tồn. Góp phần gìn giữ và phát huy được nguồn gene quý hiếm đóng góp vào chiến lượng bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia.

4. Tính khả thi

Hoạt động này có tính khả thi cao, bởi công tác giám sát phù hợp với chức năng nhiệm vụ của khu bảo tồn và định hướng của đơn vị và các cấp, các nghành.

Hoạt động giám sát loài nguy cấp quý hiếm Voọc xám và Vượn đen má trắng cũng như các hoạt động khác của dự án hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của BQL Khu BTTN Pù Hoạt, cũng như phù hợp với chủ trương của các cấp chính quyền về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, công tác BVvà phát triển rừng.

Đơn vị BQL Khu BTTN Pù Hoạt cam kết thực hiện tốt hoạt động Giám sát, các loài nguy cấp quý hiếm Voọc xám và Vượn má trắng một cách có hiệu quản.

NVC

Nguồn: https://www.corenacca.org/vi/du-an/lorem-ipsum-is-simply-dummy-text-of-the-printing-5/

lên đầu trang