Khám phá sự đa dạng các loài Côn trùng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

PHO
Theo kết quả các công trình đã nghiên cứu về côn trùng, thì hiện nay Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định được 561 loài côn trùng thuộc 85 họ của 14 bộ côn trùng. Đây là dữ liệu chính thức đầu tiên về khu hệ côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Côn trùng là nhóm phong phú và đa dạng nhất trong giới động vật. Ước tính số lượng loài côn trùng đã được mô tả trên thế giới khác nhau từ 3,7 triệu và 5,9 triệu cho tổng số động vật chân đốt trên thế giới. Côn trùng không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn là nhóm có số lượng cá thể lớn, đông đúc nhất trên trái đất. Lớp côn trùng có đến một tỷ tỷ cá thể, có nghĩa là trên 1 km2 bề mặt trái đất có tới 10 tỷ con sâu bọ sinh sống ở đó và nếu so với dân số loài người thì có khoảng 200 triệu con côn trùng cho bình quân 1 đầu người. Với tương quan như vậy, đã có người cho rằng sâu bọ mới chính là “chủ nhân” đích thực “thống trị” hành tinh xanh của chúng ta.

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) được biết đến là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật phân bố và sinh sống, trong đó phải kể đến sự đa về Côn trùng nơi đây. Theo kết quả các công trình đã nghiên cứu về côn trùng, thì hiện nay Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định được 561 loài côn trùng thuộc 85 họ của 14 bộ côn trùng. Đây là dữ liệu chính thức đầu tiên về khu hệ côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Đặc biệt, đã ghi nhận 12 loài côn trùng quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2000, 2007 và trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Trong số này, loài Cua bay Việt Nam (Cheirotonus battareli), một loài rất hiếm, có tên trong phụ lục IIB, Nghị Định 06/2019/NĐ-CP lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Trung Bộ (Loài này mới chỉ được ghi nhận ở một số khu vực thuộc tỉnh Lào Cai, Cao bằng, Vĩnh Phúc).

So sánh thành phần côn trùng tại KBTTN Pù Hoạt với các khu rừng đặc dụng khác: VQG Cát Tiên, VQG Tam Đảo, VQG Xuân Sơn, VQG Pù Mát cho thấy sự phong phú, đa dạng về tài nguyên côn trùng tại KBTTN Pù Hoạt. Một số bộ có tính đa dạng cao so với các khu vực khác: bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh đều (Homoptera). Số lượng loài côn trùng ở VQG Pù Mát phong phú hơn so với các VQG khác. KBTTN Pù Hoạt và VQG Pù Mát nằm không cách xa nhau về mặt địa lý, lại có những điều kiện tương đối đồng nhất về địa hình, khí hậu, thủy văn nên có sự gần gũi về khu hệ động, thực vật. Sự giàu có về tính ĐDSH ở Pù Mát đã nói nên tiềm năng tài nguyên sinh vật tại KBTTN Pù Hoạt là rất lớn, trong đó có tài nguyên côn trùng.

Về sinh cảnh sống của côn trùng tại KBTTN Pù Hoạt cũng rất đa dạng chủ yếu gồm các sinh cảnh như: Rừng thứ sinh xa suối; Rừng thứ sinh ven suối; Khu dân cư, cây trồng NN; Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa; Rừng tre nứa thuần loài; Trảng cỏ, cây bụi.

Một số sinh cảnh sống của Côn trùng tại KBTTN Pù Hoạt

Đàn Bướm ở khu vực suối

Đàn Bướm ven suối

Sinh cảnh ưa thích của loài bướm rừng (Amathusiidae)

Bọ xít mai rùa tại sinh cảnh nông nghiệp

Bọ chân chạy tại sinh cảnh nông nghiệp, đường mòn

Về phân bố theo độ cao: Ở các độ cao khác nhau (điều kiện về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, sự phân bố thảm thực vật khác nhau) thì thành phần và sự phân bố của côn trùng là khác nhau. Sự biến đổi này cũng khác nhau ở từng bộ họ. Một số bộ có sự thay đổi lớn về thành phần cũng như sự phân bố theo đai cao là bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Cánh phấn (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) và bộ Cánh màng (Hymenoptera) ít có sự thay đổi. Loài bọ que thì chúng tôi bắt gặp trên cả 3 vị trí độ cao.

Về đa dạng sinh thái: Trong tổng số 561 loài côn trùng đã ghi nhận được ở KBTTN Pù Hoạt, thì có 362 loài côn trùng gây hại thực vật. Dưới đây là mô tả một số bộ côn trùng gây hại cho cây trồng.

Sát sát hại lá thực vật

Bọ xít mai rùa hại thực vật

Bổ củi giả đục thân cây gỗ

Bọ cánh cứng ăn lá

Sâu non xén tóc đục thân cây gỗ

Trưởng thành xén tóc

Bọ xít hại thân, cành non và ngọn

Trưởng thành bọ bổ củi giả

Ngoài ra, còn có các dạng Côn trùng phân hủy chất thải động vật đóng vai trò vệ sinh viên và tham gia tích cực vào quá trình tạo thành đất. Trên các tuyến đường ven suối, ven đồi nương rẫy, nhân dân thường thả rông trâu, bò, lợn, gà. Các loài côn trùng thuộc nhóm này chủ yếu thuộc họ Bọ hung (Scarabaeidae), bao gồm: Onthophagus spp., Copris spp., Catharsius spp., Paragymnopleurus spp., Liatongus spp. và Aphodius spp. Các loài côn trùng này thường sống trong phân trâu, bò hoặc dùng phân trâu bò dự trữ để nuôi con cái.

Các loài bọ hung phổ biến tại KBTTN Pù Hoạt

Catharsius molossus

Synapsis tridens

Paragymnopleurus brahminus

Liatongus gagatinus

Onthophagus dorsofasciatus

 Onthophagus luridipennis

Một số hình ảnh về các loài côn trùng quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

1. Cua bay hoa - Cheirotonus battareli Pouillaude

2. Bọ hung năm sừng - Eupatorus gracilicornis Arrow

3. Kặp kìm sừng đao - Dorcus titanus Boisduval

4. Kặp kìm nẹp vàng - Odontolabis cuvera Hope

5. Bọ ngựa

6. Bướm Phượng cánh chim cánh rời - Troides aeacus aeacus C&R. Felder, 1860

7. Bướm phượng cánh chim chấm liền - Troides helena cerberus C. & R. Felder

8. Bướm Phượng đốm kem - Papilio noblei (de Nicéville)

9. Bướm phượng xanh đuôi nheo - Lamproptera meges (Zinken - Sommer)

10. Bướm Phượng đuôi lá cải (Byasa crassipes Oberthur)

11. Bướm khế Attacus atlas Linnaeus

12. Bướm trắng lớn chót cam đỏ - Hebomoia glaucippe (Linnaeus)

13. Bướm thần tiên rừng sâu - Thaumantis diores Doubleda

14. Bướm vua rừng sâu - Thauria lathyi (Fruhstorfer)

 

Nguyễn Văn Mạnh - Trưởng phòng Khoa học và HTQT

lên đầu trang