BÁO CÁO TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2017 - NHIỆM VỤ TRỌNG TẬM NĂM 2018

PHO

 BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2017

I. Đặc điểm tình hình

Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt là một đơn vị sự nghiệp về lâm nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An; hiện nay có tổng số lao động là 65 đồng chí trong đó Tiến sỹ 01 đồng chí, thạc sỹ 01 đồng chí, đại học 48 đồng chí, cao đẳng 03 đồng chí, trung cấp và sơ cấp 12 đồng chí, được bố trí gồm ba phòng, một Hạt Kiểm lâm và 9 Trạm QLBVR trực thuộc. Diện tích quản lý: 85.231,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (Diện tích rừng đặc dụng: 34.628,27 ha; Diện tích rừng phòng hộ: 50.276,41 ha; Diện tích rừng sản xuất: 326,40 ha); được phân bố trên địa bàn 9 xã: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn, với nhiệm vụ chính trị: Bảo vệ xây dựng và phát triển vốn rừng, chủ dự án các chương trình trồng rừng, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tạo giống cây lâm nghiệp phục cho trồng rừng trên địa bàn toàn huyện.

Trong năm 2017 đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn như sau:

1.1. Thuận lợi

- Đơn vị nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở ban ngành cấp tỉnh, huyện đặc biệt là Sở NN&PTNT Nghệ An, của Huyện uỷ, UBND huyện Quế Phong, phối hợp tốt với các cơ quan, cấp uỷ và chính quyền các xã trên địa bàn. Công tác xã hội hoá nghề rừng ngày càng rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tương đối ổn định. Nhận thức và sự tham gia của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

- Bộ máy được bố trí hợp lý, ổn định, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 được thông báo và triển khai đồng bộ, cơ chế điều hành, nội quy quy chế đầy đủ, cán bộ công chức viên chức đồng thuận, tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.

1.2. Khó khăn

- Diện tích quản lý lớn chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, giáp ranh biên giới Việt-Lào, tỉnh Thanh Hóa, huyện Tương Dương, địa hình hiểm trở, chia cắt trong khi đó biên chế thiếu so với quy định.

- Tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trong vùng rừng quản lý tiếp tục diễn biễn phức tạp, hiện tượng xâm canh, xâm cư vẫn còn diễn ra.

- Trình độ dân trí chưa đồng đều, tập quán chủ yếu dựa vào rừng đang tồn tại ở một bộ phận lớn người dân, phong trào trồng rừng kinh tế chưa quan tâm đúng mức, nhận thức về trồng rừng đặc biệt là trồng rừng phòng hộ, đặc dụng của một bộ phận nhân dân và cán bộ chính quyền địa phương chưa cao, ranh giới ngoài thực địa chưa được đóng mốc rõ ràng. Một số hộ dân đang sinh sống, canh tác xen lẫn trong vũng lõi, vùng đệm của Khu bảo tồn. Các công trình thủy điện, đường tuần tra biên giới được xây dựng đi kèm với đó là việc phải tái định cư cho hàng ngàn hộ dân trong vùng, dẫn tới việc mất đất sản xuất gia tăng áp lực lên tài nguyên rừng.

II. Những kết quả đạt được trong năm 2017

2.1.Triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017

Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị được giao và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, chuyên môn phối hợp với công đoàn tổ chức thành công Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và người lao động, triển khai giao kế hoạch cho các phòng và các trạm. Tiến hành triển khai xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án thực hiện nhiệm vụ năm 2017 cho từng phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời xây dựng các nội quy, quy chế như: Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế phối hợp giữa chuyên môn – Công đoàn và Đoàn thanh niên, quy chế văn hóa công sở, quy chế thi đua khen thưởng,... Để điều hành thực hiện các nhiệm vụ trong năm.

2.2. Công tác quản lý Bảo vệ rừng, PCCCR

Được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, căn cứ phương án quản lý bảo vệ và khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 – 2020 đã được sở NN và PTNT phê duyệt tại quyết định số 541/QĐ-SNN.KHTC ngày 17/6/2016 đơn vị đã triển khai lập phương án đến từng đơn vị đội trạm, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ phụ trách từng khu vực cụ thể trên địa bàn nhằm bảo vệ tốt 73.460,43 ha diện tích rừng hiện có. Đảng ủy, ban giám đốc đã triển khai cụ thể các chỉ thị 13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban bí thư trung ương Đảng, chỉ thị số 03/CT-TU ngày 11/4/2016 của Ban thường vụ tỉnh ủy Nghệ An, Nghị quyết số 02/NQ-HU ngày 27/5/2016 của BCH Đảng bộ huyện Quế Phong, Chỉ thị số 09-CT/HU ngày 28/04/2017 của Huyện ủy Quế Phong, Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 11/4/2017 của UBND tỉnh Nghệ An và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể. Ban giám đốc đã chủ động có các chủ trương, biện pháp phù hợp, cụ thể, quyết liệt, quản lý chặt rừng tại gốc, thường xuyên tổ chức tuần tra truy quét, bảo vệ rừng, phối kết hợp tốt Kiểm lâm huyện, Công an, Đồn biên phòng, chính quyền địa phương các xã trong vùng.

- Công tác giao khoán, bảo vệ rừng: Căn cứ phương án quản lý bảo vệ, khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 – 2020 đã được phê duyệt, đơn vị tiến hành lập hồ sơ thiết kế giao khoán bảo vệ rừng theo các nguồn vốn: Chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực thủy điện Hủa Na – Cửa Đạt, chuẩn bị thiết kế giao khoán trên nguồn vốn sự nghiệp kinh tế 30a, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo Quyết định 57/2012/QĐ-TTg cho những khu vực có nguy cơ xâm hại cao. Căn cứ Thông báo số 92/TB-NAFF ngày 05 tháng 05 năm 2017 của Quỹ bảo vệ phát triển rừng Nghệ An, đơn vị đã tiến hành ứng vốn và chi trả tiền công khoán bảo vệ rừng nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Hủa Na – Cửa Đạt đợt 1 và đợt 2 năm 2017 cho 93 nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

- Tháng 4 năm 2017, đơn vị đã tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung Dự án Bảo vệ và phát triển rừng Ban quan lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt giai đoạn 2012 – 2020, đã được Sở NN và PTNT Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số Quyết định số 282/QĐ-SNN.KHTC ngày 14/4/2017.

- Trong năm 2017 đơn vị đã xây dựng kế hoạch và tổ chức 350 cuộc tuần tra, kiểm tra rừng trên địa bàn có sự tham gia của các nhóm hộ, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng, trong đó có 50 cuộc tuần tra dài ngày, xuyên rừng và 300 cuộc ngắn ngày. Ngoài ra các Trạm QLBVR và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên đi kiểm tra khu vực rừng mình được giao khoán bảo vệ.

- Đơn vị thường xuyên liên hệ, phối hợp trong công tác QLBV rừng, PCCCR, Bảo tồn thiên nhiên với BQL Khu BTTN Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa. Thực hiện được 11 cuộc tuần tra, kiểm tra vùng giáp ranh và tổ chức 03 cuộc giao ban luân phiên cấp hạt với Khu BTTN Xuân Liên. Phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Quế Phong và các Đồn biên phòng trên địa bàn, UBND các xã nhằm thực hiện tốt các quy chế phối hợp đã được thống nhất từ năm 2015.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Trong năm 2017 đơn vị đã tổ chức được 40 cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về các quy định của nhà nước về PCCCR, QLBVR, xác định mốc ranh giới, chi trả dịch vụ môi trường rừng; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh... trên địa bàn 09 xã vùng đệm của Khu BTTN Pù Hoạt.

- Công tác QLLS: Trong năm vừa qua, đơn vị đã phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng. Tịch thu 96,13 m3 gỗ các loại; phạt tiền 106.500.000 đồng; tiền bán phát mại 423.286.000 đồng. Tổng thu nộp ngân sách nhà nước: 529.786.000 đồng. Tịch thu 06 cưa xăng, 11 xe máy, 01 xuồng máy.

- Công tác PCCCR: Sau khi xây dựng phương án PCCCR 2017 trình Chi cục Kiểm lâm thẩm định và sở Nông Nghiệp và PTNT phê duyệt, phương án đã được triển khai rộng rãi trên toàn Ban. Các tiểu ban, các trạm xây dựng phương án cụ thể, tổ chức lực lượng trực, quản lý tốt quân số, thành lập được 9 đội, 65 tổ gồm 695 thành viên, ký cam kết PCCCR đối với 3.057 hộ dân trong vùng đệm thuộc 09 xã. Đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, mua sắm đầy đủ các dụng cụ PCCC, phối hợp tốt với cấp Uỷ, chính quyền thôn bản ở các xã trong vùng, tổng số buổi tuyên truyền PCCCR đã triển khai là 68 buổi cho 2.836 lượt tham gia. Kết quả trong năm 2017 không có cháy rừng xẩy ra trên địa bàn quản lý.

Nhìn chung trong năm 2017 công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR được thực hiện tương đối tốt, trình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trong vùng quản lý được kiểm soát chặt chẽ và từng bước được đẩy lùi, ý thức trách nhiệm của người dân, của chính quyền địa phương từng bước được nâng cao, tạo được động lực trong việc tham gia bảo vệ rừng, không có hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, không có hiện tượng cháy rừng xẩy ra. Các vụ vi phạm đã được xử lý kịp thời, răn đe hiệu quả, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng giảm một cách rõ nét. Đơn vị cũng tăng cường công tác tuyên truyền đến tận các thôn bản về các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển lâm nghiệp, các văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chăm lo, củng cố các trạm QLBVR cả con người và cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho quá trình công tác;

2.3. Công tác trồng rừng, chăm sóc rừng, gieo tạo cây con

- Công tác trồng rừng tập trung: Trong năm 2017 đơn vị đã thực hiện việc thiết kế trồng tổng diện tích rừng tập trung là 896,5 ha trong đó trồng rừng sản xuất 420,6 ha, trồng rừng gỗ lớn được 358,9 ha, trồng rừng phòng hộ 61 ha, trồng rừng đặc dụng 56 ha.

- Công tác sản xuất cây con: Trong năm 2017 đã tiến gieo tạo tổng 108 vạn Keo tai tượng Úc, 10 vạn cây Quế Quỳ cây giống các loại đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của đơn vị trong việc thực hiện một số dự án trồng rừng sản xuất và nhu cầu của người dân trên địa bàn.

- Chăm sóc rừng: Đơn vị đã và đang tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chăm sóc 440 ha rừng trồng tập trung trong đó 250 ha rừng trồng năm thứ nhất, 130 ha rừng trồng năm thứ 2 và 50 ha rừng trồng năm thứ 3, rừng sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhìn chung, trong năm 2017 công tác trồng và chăm sóc rừng của đơn vị được quan tâm, triển khai trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2016, góp phần đem lại sự chuyển biến vế ý thức của người dân về công tác phát triển rừng, nâng cao tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gắn liền với công tác phát triển rừng.

2.4. Công tác nghiên cứu khoa học

- Từ đầu năm 2017, đơn vị đã xây dựng đề cương kỹ thuật, dự toán Điều tra phân bố và đặc tính sinh học các loài thực vật thuộc bộ Ngọc lan làm cơ sở bảo tồn tại Khu BTTN Pù Hoạt; điều tra nghiên cứu các loài thực vật Một lá mầm trình phê duyệt và tiến hành trong tháng 7 năm 2017; Phối hợp với Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam khảo sát đa dạng sinh vật các loài Lưỡng cư và bò sát tại Khu BTTN Pù Hoạt.

- Tiến hành điều tra giám sát đa dạng sinh học, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thường xuyên và định kỳ.

2.5. Đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, trình phê duyệt các dự toán

Đơn vị đã thực hiện được một số hạng mục cụ thể như sau:

- Lập dự toán, hồ sơ thiết kế, thi công, các thủ tục liên quan đến đấu thầu các hạng mục sửa chữa thường xuyên gồm: Sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc và xây dựng hàng rào cơ quan; Xây dựng trụ sở làm việc của đơn vị, hoàn thiện các thủ tục quyết toán hoàn thành công trình xây dựng cơ bản xây dựng 3 trạm QLBV rừng Thông Thụ 2, Nậm Giải và Đồng Văn 2.

- Lập hồ sơ kỹ thuật và dự toán duy trì hoạt động Website puhoat.vn

- Xây dựng dự toán kinh phí tuần tra bảo vệ rừng, tuyên truyền tập huấn, hội nghị vùng đệm năm 2017.

- Xây dựng đề cương kỹ thuật và dự toán theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các loài động thực vật.

- Xây dựng dự toán phòng chống cháy rừng, phụ cấp theo Nghị định 116, Thông tư 09 và phụ cấp cho Kiểm lâm viên.

2.6. Công tác tài chính và nghĩa vụ ngân sách

- Công tác quyết toán tài chính năm 2016: Ban quản lý khu BTTN Pù Hoạt thực hiện Quyết toán kinh phí năm 2016 với tổng kinh phí được quyết toán đạt 100% kế hoạch được giao. Nhìn chung, công tác quyết toán, hạch toán năm 2016 được thực hiện đúng quy định, các chứng từ rõ ràng, hợp lý, hồ sơ sổ sách kế toán mở đầy đủ, công khai.

- Công tác giải ngân kinh phí năm 2017: Công tác giải ngân kinh phí của năm 2017 đã và đang thực hiện đúng kế hoạch tiến độ, đúng quy định, hợp lý, hợp lệ trên tất cả các nguồn vốn, 

2.7. Công tác tổ chức lao động và cán bộ

- Tiến hành ra soát lại Quy hoạch, căn cứ đề án việc làm giai đoạn 2016-2020 đã được sở NN và PTNT phê duyệt, đơn vị đã thực hiện quy trình điều động, luân chuyển cán bộ theo đúng đề án được duyệt. Tiến hành bổ sung quy hoạch Trưởng, Phó phòng/Trạm và Bí thư, Phó Bí thư các Chi bộ giai đoạn 2017-2020 và Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, cán bộ chủ chốt của đơn vị nhiệm kỳ 2020-2025.

- Trong năm 2017, đơn vị cử một số đồng chí đi học cao học và các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng vào thực tiễn công tác.

- Hoàn thiện hồ sơ nâng bậc lương và phụ cấp cho cán bộ công chức, viên chức. Xét chuyển ngạch lương cho cán bộ viên chức. Giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho các cán bộ công chức, viên chức; các thủ tục báo tăng, giảm điều chỉnh mức đóng BHXH.

- Hệ thống nội quy chế được bổ sung hoàn chỉnh, bổ sung, lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức luôn được chấn chỉnh, trang thiết bị làm việc cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, tài sản của đơn vị được quản lý tốt, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm,… Các chế độ chính sách của người lao động được đảm bảo theo quy định hiện hành, lương, các loại phụ cấp được chi trả cho người lao động kịp thời đầy đủ, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp được đóng góp đầy đủ.

2.8. Công tác phối hợp các đoàn thể

- Chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên đã có quy chế phối hợp quy định rõ quyền, nghĩa vụ, tạo hành lang pháp lý và sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.

- Các tổ chức đoàn thể đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan để tuyên truyền và giáo dục đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch sản xuất năm 2017 của Ban phát huy tính sáng tạo và quyền làm chủ của người lao động, các tổ chức đã phát huy được và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

2.9. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, từ thiện, nhân đạo

- Đơn vị đã tham gia kịp thời, đầy đủ các hoạt động văn hóa, xã hội do huyện, ngành tổ chức, hưởng ứng nhiệt tình các ngày lễ, ngày kỷ niệm trên địa bàn;

- Phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT được củng cố và phát triển. Các phong trào thể thao, văn nghệ như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông và các sân chơi bổ ích khác tiếp tục được quan tâm nâng cấp, đã tạo được thói quen vào các buổi chiều đều luyện tập TDTT trong CBVC-LĐ ở khu vực văn phòng và các đơn vị trực thuộc, huy động toàn bộ lực lượng cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị đóng góp các loại quỹ từ thiện, nhân đạo như: Quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, trẻ em nghèo.... tổng số tiền đóng góp được là 18.000.000 đồng.

- Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các ngày lễ Quốc tế phụ nữ 08/3, Quốc tế Thiếu nhi 01/6; thăm hỏi động viên kịp thời người thân và cán bộ nhân viên bị ốm đau, bệnh tật.

- Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên thăm hỏi, động viên, chúc mừng các cán bộ, người thân trong gia đình cán bộ, duy trì cơ quan xanh – sạch – đẹp, thực hiện nếp sống văn hóa nơi công sở.

2.11. Công tác An ninh, Quốc phòng

Là một đơn vị có địa bàn hoạt động rộng, đối tượng rừng quản lý chủ yếu giáp với Biên giới Việt - Lào, tệ nạn xã hội nhiều và phức tạp. Trong năm 2017 lãnh đạo đơn vị đã chủ động, quan tâm chỉ đạo củng cố Lực lượng tự vệ, Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, tham gia và thực hiện tốt các nội dung kết luận các cuộc giao ban các đơn vị trong khối nội chính, xây dựng kế hoạch ATLC-SSCĐ và tham gia các cuộc giao ban do ban chỉ đạo cấp huyện tổ chức. Tăng cường sự phối hợp với chính quyền các xã trong vùng đặc biệt 09 xã có diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ và 03 Đồn Biên phòng: Thông Thụ, Hạnh Dịch, Tri Lễ để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác an ninh trật tự, các điểm nóng, các vấn đề nổi cộm liên quan đến công tác QLBVR và các vụ gây rối trật tự…, giữ vững kỷ cương trong địa bàn.

2.12. Nhiệm vụ khác

Ngoài các nhiệm vụ chính trị thì đơn vị cũng đã thực hiện một số nhiệm vụ khác như:

- Phối hợp với đài truyền hình Nghệ An, VTC, Báo Nghệ An và một số báo khác xây dựng các phóng sự, điểm tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các địa điểm du lịch của Khu Bảo tồn.

- Thực hiện một số hạng mục của dự án rừng và đồng bằng như: Cung cấp 11.200 cây giống Quế quỳ cho người dân xã Hạnh Dịch; Tập huấn kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác cây Quế quỳ.

- Tổ chức rà soát, lập danh sách hộ nghèo tham gia bảo vệ rừng và phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện tiến hành cấp gạo theo Quyết định 2345/QĐ-TTg cho các hộ dân.

- Tham gia rà soát đất rừng phòng hộ ít xung yếu gắn với quy hoạch 3 loại rừng, điều chỉnh quỹ đất Lâm nghiệp theo công văn số 1450/SNN.KL ngày 19 tháng 6 năm 2017 của sở NN&PTNT.

- Tiến hành lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và chỉ đạo trồng Mô hình cây Sa nhân tím dưới tán rừng với tổng diện tích 2,4ha tại khu vực quy hoạch vườn thực vật ngoại vi.

- Xây dựng và phê duyệt Đề án trồng cây Quế Quỳ tại huyện Quế Phong giai đoạn 2017 - 2020.

III. Đánh giá tổng quát việc thực hiện kế hoạch năm 2017

Trong năm 2017 đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, tuy nhiên bằng sự nỗ lực trong công tác toàn thể CBCCVCNLĐ Ban quản lý khu BTTN Pù Hoạt, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp, các ngành công tác Bảo vệ rừng đã đi vào ổn định, công tác phát triển rừng tiếp tục được quan tâm và được người dân hưởng ứng. Bộ máy, tổ chức đã ổn định, một số chương trình dự án, công trình đã đến với đông đảo người dân trên địa bàn huyện Quế Phong, cán bộ công chức, viên chức thu nhập ổn định, yên tâm công tác, nhìn chung đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017. Đây là một tiền đề tốt cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch của năm 2018.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM 2018

I. Tình hình và phương hướng chung

Bước sang năm 2018 đơn vị tiếp tục gặp nhiều khó khăn đó là ranh giới diện tích rừng đơn vị quản lý có nhiều nơi chưa được đóng mốc đầy đủ trên hiện trường, một số hộ dân đang sinh sống, canh tác trong vùng lõi và vùng đệm, hiện tượng xâm lấn đất rừng phòng hộ, đặc dụng trước đây chưa có giải pháp khắc phục triệt để; các tác động bất lợi về tái định cư, đường tuần tra Biên phòng, công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt là công tác quản lý lâm sản có nhiều khó khăn mới phát sinh. Vì vậy trong năm 2018 đơn vị tiếp tục tập trung quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quế Phong lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ BQL Khu BTTN Pù Hoạt lần thứ IV nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các cơ chế chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch sản xuất còn lại của năm 2017, huy động tối đa mọi nguồn lực, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CBVC-LĐ trong toàn đơn vị, làm tốt công tác xã hội hóa nghề rừng.

II. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2018

- Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích được giao, các trạm QLBVR trực thuộc phải triển khai cụ thể phương án, kế hoạch bảo vệ rừng đã được phê duyệt, phân công nhân viên trong trạm phụ trách từng khu vực để gắn trách nhiệm đồng thời nắm rõ diễn biến tài nguyên rừng;

- Căn cứ phương án quản lý bảo vệ, khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016-2020, tiến hành lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán giao khoán bảo vệ rừng trên các nguồn vốn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục giao khoán bảo vệ rừng theo các nguồn: Chi trả DVMT lưu vực thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt; nguồn vốn sự nghiệp kinh tế 30a, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế tại những khu vực có nguy cơ xâm hại cao, và từ các nguồn vốn khác (Từ chỉ trả dịch vụ môi trường lưu vực thủy điện Sao va, bản Cốc…).

- Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017, rà soát, xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ và chương trình hoạt động cụ thể năm 2018 của toàn Ban và các bộ phận.

- Tiếp tục quan tâm, trình các sở ban ngành cấp nguồn vốn thực hiện các hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản cần thiết như: Nhà tạm trú tập thể, Hội trường và mua sắm một số công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy định các nguồn vốn tự chủ, không tự chủ, hỗ trợ tuyên truyền tập huấn, nghiên cứu khoa học, tuần tra truy quét lâm sản, hội nghị vùng đệm…

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển rừng, cụ thể trồng 500ha rừng sản xuất, 300 ha cây gỗ lớn và 50 ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Chăm sóc tốt 497 ha rừng tập trung đã được trồng trong năm 2015, 2016 và 2017.

- Tiếp tục chỉ đạo công tác gieo tạo cây giống năm 2018 với số lượng cây giống dự kiến khoảng 1,5 triệu cây phục vụ cho các dự án lâm sinh trên địa bàn.

- Giao nộp nghĩa vụ ngân sách đầy đủ, kịp thời, phấn đấu tạo đủ việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân đạt 7-8 triệu đồng/người/tháng ở tất cả các bộ phận.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hội nghị vùng đệm, nghiên cứu khoa học và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong đơn vị.

- Làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường kêu gọi và liên hệ các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án cho đơn vị.

- Chủ động làm tốt công tác phòng chống bão, lụt, PCCCR, tập trung giải quyết các tồn tại, yếu kém trong năm 2017.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Sở Nông nghiệp, UBND tỉnh và huyện giao.

III. Một số giải pháp tổ chức thực hiện

1. Giải pháp chung

- Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các sở ban nghành liên quan để phát huy các mặt mạnh và khắc phục một số yếu kém còn tồn tại.

- Cấp ủy, Ban giám đốc làm việc cụ thể với từng đơn vị phòng ban và đội trạm về các công tác chuyên môn, công tác quản lý bảo vệ rừng trong cả năm, thường xuyên giám sát, đôn đốc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đã giao từ đầu năm

- Tổ chức tốt việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng và tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh xây dựng chuẩn mực đạo đức trong toàn ban, đổi mới công tác tư tưởng, tạo sự đoàn kết nhất trí trong toàn đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra cơ sở, đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm các đề án, tập trung bám vào các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích.

2. Giải pháp về tổ chức lao động

- Thắt chặt công tác quản lý lao động, làm tốt công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bám sát cơ sở để chỉ đạo, hỗ trợ, chung tay tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất. Tăng cường vai trò trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, lấy hiệu quả công việc đánh giá cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

- Tiếp tục lựa chọn, bố trí, sàng lọc đội ngũ cán bộ nhân viên các bộ phận một cách hợp lý, nhân viên các trạm đủ về số lượng, có phẩm chất năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Bộ máy từ văn phòng đến các đội ttrạm phải thắt chặt kỷ cương đi vào hoạt động đúng theo nội quy, quy chế;

3. Giải pháp bảo vệ vốn rừng- QLLS

- Tiếp tục củng cố phương án cụ bảo vệ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, đẩy đuổi các đối tượng vi phạm.

- Chỉ đạo kiên quyết, hiệu quả phương án QLBVR tại gốc, thường xuyên kiểm tra, phát hiện, đẩy đuổi, bắt giữ và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên BVR, trang bị dụng cụ hỗ trợ, đảm bảo điều kiện làm việc nghiêm túc và hiệu quả.

- Tăng cường sự phối, kết hợp lực lượng của các trạm trên các tuyến, phối kết hợp với Kiểm lâm địa bàn, các đồn biên phòng, công an, chính quyền các xã để có biện pháp tuyên truyền, quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa nạn phá rừng trái phép.

- Đôn đốc các tổ chức nhận khoán, các hộ gia đình thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng trên diện tích đã giao khoán, thực hiện nghiêm túc kế hoạch, phương án bảo vệ rừng của các đối thượng nhận khoán.

4. Giải pháp tài chính

Tiếp tục thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về công tác tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu. Tổ chức công khai tài chính, xử lý đúng các khoản nợ phải thu, phải trả. Duy trì công tác tài chính trong đơn vị một cách trung thực, chính xác, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn các chương trình dự án đúng mục đích và hiệu quả. Giải quyết dứt điểm các tồn tại về công tác tài chính ở các đơn vị trực thuộc.

5. Giải pháp phối kết hợp

Tăng cường công tác phối kết hợp với UBND các xã trên địa bàn, Hạt kiểm lâm huyện, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân hợp pháp trên địa bàn trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Bổ sung các quy chế phối kết hợp giữa các bên tạo sự nhịp nhàng trong hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Phần thứ tư

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đối với UBND tỉnh, các Sở ban ngành cấp tỉnh:

- Cấp kinh phí xây dựng trạm QLBV rừng Châu Thôn; 02 nhà tạm trú tập thể cho các cán bộ công nhân viên của đơn vị và phần kinh phí còn lại của công trình xây dựng trụ sở làm việc BQL Khu BTTN Pù Hoạt.

- Hiện nay, ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt được UBND tỉnh giao 38 biên chế, đơn vị kính đề nghị được bổ sung thêm biên chế theo đúng quy định hiện hành.

- Đơn vị đề nghị thông báo sớm và giao các chỉ tiêu dự toán kinh phí phục vụ công tác giao khoán bảo vệ rừng năm 2017.

2. Đối với UBND huyện:

- Quan tâm đốn đốc các xã để hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích rừng còn lại và khu hành chính. Hỗ trợ đơn vị mua sắm, xây dựng một số trang thiết bị chuyên môn.

- Chỉ đạo các xã thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, quan tâm công tác phát triển rừng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giáo dục pháp luật, quản lý chặt chẽ các đối tượng có hành vi khai thác lâm sản trái phép, đặc biệt là các đối tượng có tiền án, tiền sự về khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn; tăng cường quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết tình trạng xâm canh xâm cư, khai thác rừng trái phép giữa hai tỉnh Nghệ An – Thanh Hóa và giữa hai nước Việt Nam – Lào.

Trên đây là báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2018 của BQL Khu BTTN Pù Hoạt./.

Đ.Đ.C

BQL Khu BTTN Pù Hoạt

lên đầu trang