Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên địa bàn huyện Quế Phong

PHO

Huyện Quế Phong có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 178.137,73 ha. Theo công bố hiện trạng rừng năm 2022, diện tích đất có rừng là 152.897,94 ha, tỷ lệ độ che phủ đạt 77,47%. Quế Phong là một địa phương có diện tích rừng lớn, chất lượng, trữ lượng rừng cao với nhiều loài động, thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm. Trên địa bàn có diện tích lớn phân bố ở 02 Khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Hoạt và Pù Huống, nơi chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học với các loài động thực vật quý hiếm. Địa bàn huyện có 74,3 km đường biên giới với nước bạn Lào, 62 km giáp ranh với tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy, Huyện uỷ, chính quyền địa phương luôn xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2022

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Huyện uỷ, UBND huyện Quế Phong đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai các nội dung của Chỉ thị với tinh thần chủ động, quyết liệt và đồng bộ. Trong 05 năm qua, Huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành 201 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức được 06 Hội nghị với 300 lượt người tham dự, 06 lợp tập huấn với 400 người tham dự, 130 bài viết, tuyên truyền, 130 chương trình phát thanh trên loa xã, thị trấn và hơn 65 chương trình truyền thanh lưu động để tuyên truyền, triển khai các nội dung của Chỉ thị 13-CT/TW đến với cán bộ và Nhân dân trên địa bàn.

Hàng năm, UNBD huyện đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững của huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác kiện toàn, cũng cố hoạt động của BCĐ Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp xã; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Công tác phối kết hợp giữa lực lượng Kiểm lâm huyện với các chủ rừng và lực lượng chức năng trên địa bàn đã được cũng cố và tăng cường.

Lực lượng Kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng tại gốc

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các hoạt động về PCCCR; chủ động ra soát, xây dựng phương án PCCCR ở các khu vực trọng điểm có nguy cơ xẩy ra cháy rừng cao; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng, chủ động ứng phó khi cháy rừng xẩy ra. Giai đoạn 2017 - 2022, UBND huyện đã ban hành 06 phương án PCCCR cấp huyện, 12 Công điện chỉ đạo tăng cường thực hiện nhiệm vụ PCCCR; thành lập 06 tổ bảo vệ rừng cấp huyện, 78 tổ bảo vệ rừng cấp xã, 1.116 đội bảo vể rừng, PCCCR thôn bản. Hàng năm đều tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR với 13 xã, thị trấn, 03 chủ rừng và hơn 12.500 hộ gia đình. Nhờ làm tốt công tác PCCCR, nên trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Quế Phong không để xẩy ra cháy rừng.

UBND huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện, Công an huyện, các Đồn Biên phong, UBND các xã, thi trận và các Chủ rừng phối hợp ra soát, đánh giá, phân vùng các khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Thông kê các phương tiện, đối tượng có hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản để xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm kịp thời, kiên quyết không để xẩy ra các điểm nóng, không có tụ điểm vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn. Từ năm 2017 - 2022, tổng số vụ vi phạm được phát hiện và xử lý là 574 vụ. Trong đó: đã khởi tố hình sự 19 vụ với 30 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính 562 vụ, tịch thu 730,131 m3 gỗ các loại, 531,9 kg động vật rừng.

Gieo tạo bảo tồn các loài cây dược liệu

UBND huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia định theo Quyết định 4213/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh. Đến thời điểm hiện tại đã tiến hành giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 3.554 hộ gia đình, 13 cộng động dân cư với tổng diện tích 22.088,69 ha. UBND huyện đã ra soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích rừng và chất lượng rừng. Khắc phụ và giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật.

Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW tại huyện Quế Phong, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ, UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng liên quan và các chủ rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đã đạt nhiều kết quả quan trọng: Các hoạt động lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, khai thác rừng tự nhiên trái pháp luật đã được hạn chế, đã được phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; công tác quy hoạch lâm nghiệp, định hướng nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng đã được gắn với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh; các dự án phát triển kinh tế đã được ra soát, thẩm định và phê duyệt phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất của huyện; việc chuyển đổi rừng sang mục đích khác được kiểm soát chặt chẽ. Các đơn vị chủ rừng là tổ chức, công đồng dân cư, hộ gia đình được giao rừng, giao đất sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả của việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho Nhân dân

Với những kết quả đạt được trong 05 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn huyện Quế Phong, Huyện uỷ, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa những nội dung của Chỉ thị, đồng thời khắc phục triệt để những tồn tại chỉ ra sau 05 năm triển khai thực hiện nhằm bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng trên địa bàn, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới, Huyện uỷ, UBND huyện Quế Phong đã chỉ đạo tập trung thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

1. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về các nội dung của Chỉ thị, các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân trong công tác QLBVR, PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học. Mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các trường học, xem đây là chiến lược đảm bảo nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thái độ ứng xử thân thiện với môi trường cho thế hệ tương lại.

2. Tổ chức thực hiện các chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn gắn với tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng bộ giữa quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch tỉnh và của huyện; tích hợp chiến lược phát triển lâm nghiệp với các quy hoạch chuyện ngành khác có liên quan trên địa bàn để tạo tính đồng bộ, thông nhất.

3. Định hướng các mục tiêu trọng yếu về phát triển lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương và gắn với mục tiêu phát triển nên kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc BQL Khu BTTN Pù Hoạt

lên đầu trang