PHÁT HIỆN MỘT LOÀI CÓC MÀY MỚI Ở PÙ HOẠT, NGHỆ AN

PHO
Đậu Quang Vinh – Đại học Hồng Đức.

 Các nhà khoa học của Bảo tàng Autralia, Đại học Hồng Đức và Đại học Vinh vừa công bố một loài thuộc giống Cóc mày Leptolalax được phát hiện ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Các nghiên cứu đã được tiến hành so sánh đặc điểm hình thái và phân tích mối quan hệ di truyền giữa loài mới với các loài cùng giống phân bố ở Châu Á. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Zootaxa (số 4273, tháng 6/2017). Loài mới được đặt tên theo địa điểm thu mẫu chuẩn của loài này ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An Việt Nam.

Loài Cóc mày pù hoạt Leptolalax puhoatensis có kích thước nhỏ. Chiều dài thân (SVL) ở con đực 24.2–28.1 mm và 27.3–31.5 mm ở con cái. Đầu dài hơn rộng, mõm tròn, không có răng lá mía; mũi gần mút mõm hơn mắt; màng nhĩ tròn, lớn bằng 62% đường kính mắt; đường kính mắt bằng 78% chiều dài mõm. Túi kêu lớn, phía dưới thềm miệng, lưỡi lớn, rộng vằ phải có rãnh ở đầu lưỡi; nếp da trên mắt rõ, kéo dài gần đến nách. Công thức chi trước I < II < IV < III, chi sau I < II < V < III < IV. Da sần sùi, lưng màu nâu nhạt, giữa 2 mắt đến chẩm màu nâu đậm hình tam giác, lưng hình W-nhọn, bên thân có các đốm đen lớn. Bụng con đực mầu sẫm, có nhiều chấm trắng nhỏ, con cái màu trắng đục. Loài này có quan hệ gần gũi với loài Leptolalax petrops một loài mới được mô tả năm 2017 ở Mường Nhé, tỉnh Tuyên Quang.

 

Việc phát hiện thêm loài ếch mới ở Nghệ An đã nâng tổng số loài trong giống này ở Việt Nam lên 25 loài

Cóc mày Pù Hoạt Leptolalax puhoatensis - Ảnh: Đậu Quang Vinh

NVC

Nguồn: https://www.vncreatures.net/all_species/new0009.php

lên đầu trang