Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An (Khu DTSQ), được Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 18 tháng 9 năm 2007. Đây là Khu DTSQ thế giới thứ 6 của Việt Nam và là Khu DTSQ trên cạn lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích gần 1,3 triệu ha. Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là hành lang xanh kết nối 3 vùng lõi cùa 3 khu rừng đặc dụng gồm VQG Pù Mát và hai Khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt. Khu DTSQ miền Tây Nghệ An hiện là một trong những khu vực còn lại diện tích rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào, chứa đựng hệ sinh thái đặc thù cho dải Bắc Trường Sơn. Nơi dây có mức độ da dạng động, thực vật khá cao với nhiêu loài nguy cấp, quý hiếm.
Để thấy được tính đa dạng của hệ thực vật có mạch ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về sự phong phú và đa dạng thực vật nới đây.
1. Đa dạng về Bậc Taxon
1.1. Đa dạng bậc nghành
Hệ thực vật (HTV) Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có 3.627 loài và dưới loài, thuộc 1.184 chi và 205 họ cùa 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Lá thông (Psilotophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó đã công bố 7 loài mới cho khoa học và đồng thời cũng bố sung 10 loài cho hệ thực vật Việt Nam. Cho thấy hệ thực vật có mạch ở ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An rất đa dạng và phong phú.
So sánh tỷ lệ % hệ thực vật có mạch ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An với hệ thực vật Việt Nam kết quả được:
Nhìn chung ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thế trong hệ thực vật chiếm trên 90%, tiếp đến là ngành Dương xỉ và các ngành còn lại đều có ti lệ thấp trong mỗi hệ thực vật. Nếu so về diện tích thì Khu DTSQ miền Tây Nghệ An chỉ chiếm 3,92 % so với diện tích rừng của cả nước nhưng số lượng loài của các ngành thực vật có mạch so với cả nước tương đối cao (chiếm tới 34,40 % tổng số loài).
1.2. Đa dạng về bậc họ
Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan trọng khi nghiên cứu đa dạng của một hệ thực vật. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật đó. Nghiên cứu đã phân tích 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, được thể hiện:
So sánh về 10 họ có số lượng loài nhiều nhất của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An với HTV Việt Nam.
Kết quả cho thấy, 10 họ đa dạng nhất của HTV Khu DTSQ miền Tây Nghệ An thì có 7 họ cũng là họ đa dạng nhất của HTV Việt Nam là Đậu, Cà phê, Lan, Lúa, Cúc, Trúc đào, Long Não. Các họ còn lại, không trùng với HTV Việt Nam.
1.3. Đa dạng về bậc chi
Từ danh lục thực vật đã thống kê được 1.184 chi. trong đó 10 chi đa dạng nhất, chiếm 0,84 % tổng số chi, nhưng có 229 loài chiếm 6,31 % tổng số loài của HTV ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Cụ thể:
2. Đa dạng về Dạng sống
Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) khi phân tích phổ dạng sống của HTV Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, đã xác định được dạng sống của 3.627 loài, kết quả được thể hiện:
Như vậy, qua số bảng số liệu trên cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế của HTV Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, với 2.706 loài chiếm 74,61 % tống số loài. Vùng nhiệt đới ẩm nhiệt đới đặc trưng bởi sự ưu thế của các nhóm dạng sống chồi trên (Ph) điều này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả như: Raunkiaer (1934), Richard (1969), Nguyền Nghĩa Thìn (2004, 2006), Lê Trần Chấn (1999), Lê Thị Hương và cs. (2015), Đậu Bá Thìn và cs. (2016), Đồ Ngọc Đài (2019), ...
3. Đa dạng về Địa lý
Yếu tố địa lý HTV ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, căn cứ vào khung phân loại của Nguyền Nghĩa Thìn (2007) đã chia làm 8 yếu tố chính. Trong đó, có 3.607 loài đã được xác định, còn 20 loài chưa đủ thông tin để xác định (nhóm này được xếp vào yếu tố địa lý nhóm 8). Trong số những loài đã được xác định, kết quả xếp vào các yếu tố địa lý và được tổng hợp lại như sau:
Như vậy, với kết quả nghiên cứu này cho thấy, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là khu vực có tinh độc đáo, đa dạng lại là khu vực có địa hình tương đối phức tạp, từ đồi núi thấp đến cao (2.718 m), với nhiều sinh cảnh sống. Chính vì vậy, cần được nghiên cứu tiếp tục để phát hiện và bổ sung các loài thực vật cho Việt Nam và cho khoa học.
4. Đa dạng về Giá trị sử dụng
Trên cơ sở các thông tin đã có trong các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) và kết quả phỏng vấn người dân trong quá trình điều tra thực địa đã xác định được 2.232 loài có giá trị sử dụng. Các loài có giá trị sử dụng được sắp xếp vào 15 nhóm khác nhau:
Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây làm thuốc với 1.593 loài chiếm 43,92% tổng số loài; tiếp đến là cây cho gỗ với 468 loài chiếm 12,90%; cây ăn được với 351 loài chiếm 9,68%; cây làm cảnh với 331 loài chiếm 9,13%; cây cho tinh dầu với 278 loài chiếm 7,66%; các nhóm giá trị sử dụng còn lại từ 5 loài đến 64 loài chiếm 0,14% đến 1,21%.
5. Nhóm các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn
Kết quả đã thống kê được 1698 loài có nguy cơ nguy cấp ở các mức độ khác nhau. Trong đó, có 134 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 56 loài trong Nghị định 84 của Chính phủ (2021) và 20 loài trong IUCN (2021), kết quả được thể hiện:
Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn gen thực vật nguy cấp ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An rấ đa dạng, thuộc nhiều nhóm khác nhau. Đây là cơ sở khoa học để cho BQL DTSQ miền Tây Nghệ An có những kế hoạch, chính sách nghiên cứu chuyên sâu và hợp lý để bảo tồn bền vững chúng trong tương lai.
Bên cạnh đó những công trình nghiên cứu đã phát hiện ra và công bố nhiều loài mới cho Việt Nam và khoa học như: Trà hoa vàng pù khạng (Camelliapukhangensis), Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigmapuhoatensis), Trà hoa vàng trung bộ (Camellia annamensisỴ, các loài bổ sung cho Hệ Thực vật Việt Nam là: Gừng lá bắc cựa (Zingiber comubracteatum), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum), Sa nhân nhằn (Amomum glabrumi), Huyết rồng pù hoạt (Spatholobuspulcher), Lãnh công quảng tây (Fissistigma kwangsiensis).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỰC VẬT CÓ MẠCH Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN
Nguyễn Văn Mạnh (Tổng hợp)