Mùa đông trên bản Mông

PHO
Nhân dịp được đi công việc tại bản Huồi Mới, bản người Mông cư trú, tôi mới biết được rằng mùa đông, trên vùng cao những ngày này sương trắng xoá mù trời, người đi xa về tay lạnh cóng

 Bản Huồi Mới thuộc địa bàn xã Tri Lễ, nằm cách biệt với những bản còn lại, cuối đường của một con dốc dài, đường đất đỏ mà mỗi khi mưa xuống là không thể đi được nếu không muốn mạo hiểm mạng sống của mình. Một bên là vực sâu, một bên là vách núi, đường thì trơn như đổ mỡ mà ngày xưa các bạn đã được đọc trong sách văn. Mùa đông, trời lúc nào cũng xam xám màu chì, nhất là những lúc tan sương đặc biệt là ở vùng có núi đá, ngồi trong nhà mặc mấy áo len mà vẫn cảm nhận được cái lạnh đến thấu xương. Cái lạnh như ngấm lịm vào từng thớ da, thớ thịt.

Người dân bản Huồi Mới 2 

Rét là thế, nhưng những người đàn bà Mông đã dậy từ rất sớm đến tận con suối đầu bản cõng nước, đám trẻ con người Mông cứ đôi chân trần đến lớp, có em chỉ một manh áo mặc suốt cả mùa đông giá rét, áo cánh mỏng không giữ được nhiệt, rét run cầm cập.

Rồi trưa đến, là lúc tan học, cả bản lại tập trung trước cái màn hình nhỏ xíu xem phim với đầu đọc đĩa. Có lẽ, cả bản chỉ có một cái màn hình này, nên lúc nào cũng đông đúc, đặc biệt là lũ trẻ, đứa thì mặc nguyên chiếc áo đồng phục lấm lem, đứa thì mặc cái áo cộc, đứa thì không mặc quần, chân đất, vừa đứng xem vừa trêu đùa, vừa run rẩy, nhưng trên môi vẫn nở nụ cười vô tư và hồn nhiên.

Bản Huồi Mới nhìn từ trên cao

Trong bốn mùa của trời đất. Có lẽ, mùa đông ở vùng cao là mùa người ta cảm nhận thấy sự thiếu thốn rõ rệt nhất của đồng bào người Mông tại đây. Nếu không được đi trực tiếp lên mà chỉ tiếp xúc qua lời kể hay những bức ảnh, ta cũng khó có thể hình dung hết được sự khó khăn thiếu thốn của người dân dân tộc thiểu số tại huyện Quế Phong nói chung, tại bản Huồi Mới nói riêng. Do đó, hàng năm, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho bà con tại đây, tổ chức các buổi tuyên truyền tập huấn về công tác bảo vệ rừng, hướng dẫn bà con cách phát triển kinh tế, dần dần đã thu được những kết quả nhất định. Bà con bản Huồi Mới đã bắt đầu hiểu được lợi ích về công tác bảo vệ rừng, thường xuyên thành lập các đội đi kiểm tra rừng với các cán bộ tại Trạm QLBVR Tri Lễ, Châu Thôn, cũng như chính quyền và Trạm kiểm lâm địa bàn. Khoản tiền công nhận khoán bảo vệ rừng nhận được cuối năm được bà con đầu tư vào mua con giống, cây giống phục vụ chăn nuôi sản xuất, dần từ bỏ thói quen phát nương làm rẫy. Cũng từ những sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách này mà cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, kinh tế ngày càng nâng cao hơn, niềm tin của người dân vào các đường lối, chính sách của Đảng ngày càng vững chắc.

Ngô Trí Đạt – Q. Trưởng phòng KHTC

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được thành lập năm 2013. Các nghiên cứu về thực vật nói chung và thực vật Hạt trần nói riêng tại đây còn rất hạn chế. Theo các số liệu cập nhật về danh lục thực vật, hiện nay KBT có 763 loài thuộc 427 chi, 124 họ. Trong đó ngành Hạt trần có 6 họ, 9 chi, 13 loài.
  • Chiều ngày 28/2/2016, Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện đoàn, Đảng ủy– Ban Giám đốc BQL Khu BTTN Pù Hoạt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BQL Khu BTTN Pù Hoạt tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2019, đây là một sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của tuổi trẻ đơn vị.
  • Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được phân bố trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong. Khu bảo tồn này được xác định là một trong 3 khu vực chính của Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Đặc biệt, trong các cánh rừng già Pù Hoạt vẫn còn rất nhiều cây dược liệu quý hiếm, có loài còn được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
  • Năm 2017, theo kế hoạch tạm giao của Sở NN&PTNT Nghệ An, BQL Khu BTTN Pù Hoạt được giao 650 ha trồng rừng tập trung, trong đó rừng sản xuất 500 ha, rừng đặc dụng 80 ha và rừng phòng hộ 70 ha. Hiện nay, đơn vị đã thiết kế và trình phê duyệt 267,5 ha rừng sản xuất trồng rừng vụ Xuân 2017, đã được Sở NN&PTNT phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-SNN.KHTC ngày 23 tháng 01 năm 2017.
  • Trong năm 2013, các nhà khoa học trong nhóm điều tra thú móng guốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES) và cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã phát hiện quần thể mang (Muntiacus rooseveltorum: Cervidae), tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
lên đầu trang