Tái thả 12 cá thể động vật Khỉ về rừng tự nhiên

PHO
BQL Khu BTTN Pù Hoạt phối hợp Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát tái thả 12 cá thể khi về rừng tự nhiên

 Thực hiện Công văn số 70/BQL-KH&HTQT ngày 29/8/2019 của BQL Khu BTTN Pù Hoạt về việc chấp thuận tái thả động vật hoang dã về rừng tự nhiên và Quyết định số 233/QĐ-VQG.KHHTQT ngày 09/9/2019 của Vườn quốc gia Pù Mát về việc thả động vật hoang dã về rừng, sau khi đã cứu hộ. Ngày 10/9/2019, BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát tái thả 12 cá thể Khỉ về rừng tự nhiên do BQL Khu BTTN Pù Hoạt được giao quản lý.


Quá trình tái thả 12 cá thể Khỉ hoang dã về tự nhiên.

Trong đợt tái thả lần này, có 12 cá thể động vật hoang dã thuộc 2 loài gồm: 11 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macada leonina), 01 cá thể Khỉ mốc (Macada assamensis) đã kiểm tra, kiểm định đảm bảo sức khỏe, đủ điều kiện tái thả về môi trường tự nhiên theo quy định về quản lý động vật hoang dã. Địa điểm tái thả tại khu vực rừng vùng lõi rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong.

Toàn bộ 12 cá thể Khỉ trên đã được Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát tiếp nhận, cứu hộ thành công đủ điều kiện tái thả về tự nhiên theo quy định, phù hợp với Công ước Quốc tế CITES, nhằm bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Sau khi thực hiện hoạt động tái thả, BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã giao cho phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế phối hợp với Hạt Kiểm lâm Pù Hoạt, trạm QLBVR Hạnh Dịch tiếp tục theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình thích nghi và hoà nhập của các cá thể khi trở lại môi trường sống tự nhiên để kịp thời đề xuất các giải pháp để bảo vệ và phát triển quần thể loài trong thời gian đầu mới tái thả. Việc tái thả vào trở lại môi trường tự nhiên sớm và tái thả vào sinh cảnh phù hợp sẽ giúp các loài động vật hoang dã nhanh chóng thích nghi trở lại với môi trường tự nhiên và phát triển tốt.

Hoạt động phối hợp giữa Khu BTTN Pù Hoạt và Vườn quốc gia Pù Mát để tái thả các loài động vật hoang dã trở lại môi trường sống tự nhiên là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Thông qua các hoạt động phối hợp là cơ hội để 02 khu rừng đặc dụng nằm trong vùng lõi Khu DTSQ Tây Nghệ An có điều kiện trao đổi kinh nghiệm trong công tác QLBVR, nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong thời gian tới, các hoạt động phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong công tác QLBVR, nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học giữa hai đơn vị sẽ được cũng cố và tăng cường hơn nữa, nhằm xây dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng sinh học trong Khu DTSQ Tây Nghệ An.

Văn Sinh - Văn Mạnh

lên đầu trang