Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt triển khai thực hiện Điều tra, nghiên cứu Khoa học năm 2020

PHO

 Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học năm 2020, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt phối hợp với Trung tâm môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, Trường Đại học lâm nghiệp triển khai chương trình điều tra nghiên cứu.

Năm 2020, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt triển khai thực hiện 3 đề tài nghiên cứu khoa học đó là: “Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ Cá (Pisces) tại Khu BTTN Pù Hoạt”; “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Thú (Mammalia) tại Khu BTTN Pù Hoạt”; “Nghiên cứu đa dạng sinh học Côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại Khu BTTN Pù Hoạt”. Điều tra nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học động vật (thú, cá, côn trùng) tại Khu BTTN Pù Hoạt; đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn, cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong quá trình thực hiện điều tra thu thập số liệu, cũng như hoạt động thu mẫu, xử lý mẫu, bảo quản mẫu động vật (thú, cá, côn trùng), ghi chép thông tin vào phiếu điều tra, phiếu mô tả hình thái mẫu vật, cách vận hành một số thiết bị để bẫy bắt động vật (bẫy ảnh, bẫy lồng, lưới, chài, bẫy xu quang,…), đo đếm hình thái mẫu vật (thước kẹp điện tử, thước dây) và xử lý mẫu vật, cách tra cứu tài liệu để định loại mẫu động vật (thú, cá, côn trùng).

Kết quả nghiên cứu thu được sẽ xác định được thành phần loài và xây dựng phương pháp định loại động vật (Thú, Cá, Côn trùng); xác định tình trạng quần thể và sinh cảnh sống của một số loài Thú, Cá, Côn trùng quan trọng (nguy cấp, quý, hiếm, biểu trưng, thường săn bắt) tại Khu BTTN Pù Hoạt. Từ đó, đưa ra định hướng giải pháp quản lý các loài động vật (thú, cá, côn trùng) và sinh cảnh sống của chúng tại Khu BTTN Pù Hoạt.

Một số hình ảnh điều tra, khảo sát đợt 1

Xử lý mẫu vật để bảo quản

Điều tra, thu thập mẫu vật Cá

Đặt bẫy hố Côn trùng

Thu thập mẫu Côn trùng

Lê Xinh

lên đầu trang